BÀI GIẢNG MINH HỌA CHO CHUYÊN ĐỀ

Áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để phát triển năng lực người học trong môn Sinh học THCS

khi dạy học trực tuyến

 

Tiết 24

CHỦ ĐỀ 10. SINH VẬT VỚI MÔI TRƯỜNG SỐNG

BÀI 28. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

I. Mục tiêu.

1. Về kiến thức.

Phát biểu được khái niệm chung về môi trường sống, các loại môi trường sống của sinh vật.

-Phân biệt được các nhân tố sinh thái làm cơ sở để tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động nghiên cứu thông tin SGK, tìm kiếm trên mạng internet.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm, đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên.

Nhận thức khoa học tự nhiên:

          - Phát biểu được các khái niệm chung về môi trường sống, các loại MTS của sinh vật.

- Phân biệt được các nhân tố sinh thái.

Tìm hiểu tự nhiên:

- Phân tích được tác động của nhân tố con người lên đời sống sinh vật.

- Phân tích được ảnh hưởng lẫn nhau giữa các SV.

3. Phẩm chất:

* Chăm chỉ: Ham học:

          + Tìm hiểu về các loại môi trường sống. 

          + Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu, hình ảnh trên mạng Internet về các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sinh vật và tác động của con người tới môi trường, tới sinh vật.

* Trách nhiệm: Có trách nhiệm với MTS.

II. Thiết bị dạy học và học liệu.

  1. GV

- Video về Môi trường sống của sinh vật, hình 28.4, phiếu học tập

 

2. HS

- Tìm hiểu trước nội dung bài học.

- Chuẩn bị phần báo cáo theo nhóm “ Báo cáo tìm hiểu các nhóm về tác động của nhân tố con người lên môi trường”

 

III. Tiến trình dạy- học.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV -HS

Mục tiêu, nội dung, tổ chức thực hiện

NỘI DUNG

Sản phẩm

1. HĐ: MỞ ĐẦU:

* Mục tiêu: HS phát hiện và tìm hiểu về môi trường xung quanh. Kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới của HS.

* Nội dung: Tổ chức trò chơi AI NHANH NHẤT

Trong các yếu tố sau, yếu tố nào ảnh hưởng lên đời sống của cá chép?

Yếu tố:      1- Nhiệt độ, 2- Nước, 3-Thức ăn, 4- Gió , 5- Con người, 6- Ánh sáng,

7- Thực vật thủy sinh, 8- Áp suất của nước, 9-  ĐV sống trong nước,

10- Cây hoa hồng , 11- Độ pH của nước, 12- ĐV săn bắt khác.

HS nhắn kết quả chọn cá nhân lên phím chat.

+ MTS là gì? Có mấy loại MTS của sinh vật?

* Sản phẩm: phương án trả lời của HS

* Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức trò chơi AI NHANH NHẤT

Trong các yếu tố sau, yếu tố nào ảnh hưởng lên đời sống của cá chép?

Yếu tố:     

  1. Nhiệt độ, 2- Nước, 3-Thức ăn, 4- Gió , 5- Con người,

6- Ánh sáng,7- Thực vật thủy sinh, 8- Áp suất của nước, 9-  ĐV sống trong nước,10- Cây hoa hồng ,

11- Độ pH của nước, 12- ĐV săn bắt khác.

-HS nhắn kết quả chọn cá nhân lên phím chat.

Các em quan sát tranh hình trả lời:

+ MTS là gì? Có mấy loại MTS của sinh vật?

- HS dự đoán kết quả

- GV tổng hợp kết quả của HS " nêu vấn đề và vào bài.

- Có thể HS chưa khái quát được MTS là gì?

- Có thể HS chưa trả lời được đúng " tạo ra vấn đề cần giải quyết.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật…

- Có 4 loại MTS của SV.

 

 

2. HĐ: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

2.1. Môi trường và các nhân tố sinh thái.

2.1.1. Môi trường sống của SV

* Mục tiêu: Phát biểu được các khái niệm chung về môi trường sống, các loại MTS của sinh vật.

* Nội dung:

- HS quan sát video về môi trường sống của sinh vật kết hợp hình 28.4 hoạt động cá nhân hoàn thiện bài tập điền từ.

+ Thực nhiệm vụ.

+ Báo cáo kết quả.

+ Các HS khác NX, bổ sung " rút ra kết luận.

- HS hoạt động cặp đôi để thực hiện PHT và trả lời có mấy loại MT sống của sinh vật.

+ Thực nhiệm vụ.

+ Báo cáo kết quả.

+ Các cặp khác NX, bổ sung " rút ra kết luận.

- HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả vào vở.

* Sản phẩm: Học sinh thực hiện nhiệm vụ giáo viên yêu cầu

 

* Tổ chức thực hiện:

* HS quan sát video về môi trường sống của sinh vật kết hợp hình 28.4 hoạt động cá nhân hoàn thiện bài tập điền từ sau:

+ Cá nhân thực hiện bài tập

+ HS trả lời.

+ HS khác NX, bổ sung " rút ra kết luận.

* HS hoạt động cặp đôi để thực hiện PHT

+ Cặp đôi thực hiện PHT và gửi kết quả lên phím chat

+ Báo cáo kết quả.

+ HS khác NX, bổ sung " rút ra kết luận.

- GV nhận xét hoạt động học của HS, chốt kiến thức.

- Yêu cầu một số HS quan sát tranh hình 28.2, vận dụng kiến thức thực tế và lấy thêm ví dụ các SV sống ở từng MT cụ thể. Các bạn khác nhận xét, bổ sung.

- HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả vào vở.

 

I. Môi trường và các nhân tố sinh thái.

1. Môi trường sống của SV

 

 

 

 

 

 

 

- MT là nơi sinh sống của SV, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.

 

 

 

 

- Có  bốn loại MT chủ yếu, đó là:

+ MT nước : Ốc, cua, cá…

+ MT đất: Chuột chù…

+ MT trên cạn (MT  mặt đất - không khí): Chim sẻ, ngựa, chó, mèo…

+ MT sinh vật: Chấy, rận…

 

 

2. Nhân tố sinh thái của môi trường

2.1.2. Nhân tố sinh thái của MT

* Mục tiêu: Phân biệt được các nhân tố sinh thái.

* Nội dung: - HS quan sát H 28.3 (cá chép) ? Nhân tố sinh thái là gì?

? Có mấy loại nhân tố sinh thái ? Đó là những loại nào ?

+ Báo cáo tìm hiểu các nhóm về tác động của nhân tố con người lên môi trường

* Sản phẩm: Học sinh thực hiện nhiệm vụ giáo viên yêu cầu

* Tổ chức thực hiện:

* GV cho HS quan sát H 28.3 (cá chép) và các yếu tố ảnh hưởng đã thực hiện ở phần trò chơi.

? Nhân tố sinh thái là gì?

- HS suy nghĩ, trả lời

- HS nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, chốt kiến thức

GV: Vậy theo em có mấy loại nhân tố sinh thái ? Đó là những loại nào để trả lời câu hỏi này cô và các em sẽ cùng thực hiện kĩ thuật khăn phủ bàn.

- HS thực hiện hoạt động cá nhân ở vòng 1 trong vòng 2 phút

-  GV chia 3 phòng cho HS thảo luận vòng 2 trong 4 phút

+ Nhóm trưởng chia sẻ ảnh phiếu thảo luận vòng 2 và điều khiển hoạt động thảo luận của nhóm

- GV hỗ trợ nhóm khó khăn.

- Khi về phòng chung GV yêu cầu các nhóm gửi kết quả thảo luận lên qua phím chat chọn 1 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung " kết quả.

- GV tổng hợp, nhận xét

? Căn cứ vào đâu người ta tách con người thành nhóm nhân tố sinh thái riêng ?

-Ba nhóm báo cáo các nhóm về tác động của nhân tố con người lên môi trường.

- GV nhận xét về báo cáo của các nhóm

- Từ phần báo cáo các em trả lời cho cô câu hỏi:

? Căn cứ vào đâu người ta tách con người thành nhóm nhân tố sinh thái riêng ?

-HS suy nghĩ trả lời

-HS nhận xét, bổ sung

- GV tổng hợp, chốt kết quả.

- GV nhận xét và đánh giá kết quả hoạt động của HS " chốt kiến thức.

Phần nội dung còn lại của mục 2 cô và các em sẽ tìm hiểu ở tiết sau.

2. Nhân tố sinh thái của môi trường

 

 

 

 

 

- Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.

 

- Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm:

* Nhân tố vô sinh bao gồm tất cả các yếu tố không sống : nước, không khí, đất, ánh sáng, gió,...

** Nhân tố hữu sinh là những nhân tố có sự sống chia làm 2 nhóm:

- Nhân tố con người: do con người có đời sống hoàn toàn khác, con người vừa khai thác thiên nhiên vừa cải tạo thiên nhiên.

- Nhân tố hữu sinh khác: động vật, thực vật, vi sinh vật.

 

 

3. HĐ: LUYỆN TẬP

* Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.

* Nội dung: Tổ chức trò chơi VÒNG QUAY KÌ DIÊỤ

Đưa ra chuỗi câu hỏi trắc nghiệm bạn nào có số điểm cao nhất sẽ nhận được 1 phần quà từ cô

* Sản phẩm: Câu trả lời của HS

* Tổ chức thực hiện:

- GV giới thiệu luật chơi trò chơi VÒNG QUAY KÌ DIÊỤ

Cô có chuẩn bị 1 vòng quay với nhiều mức điểm khác nhau. Mỗi 1 vòng quay có 1 câu hỏi , bạn nào trả lời đúng câu hỏi sẽ nhận được một phần quà từ cô và bạn có số điểm cao nhất sẽ nhận 2 phần quà từ cô sau khi kết thúc tiết học này.

- GV Đưa ra chuỗi câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1: Môi trường sống của sinh vật là:

A. MT mặt đất- không khí, MT đất, MT nước, MT sinh vật.

B. MT đất, MT không khí và cơ thể động vật

C.MT đất, nước, không khí và cơ thể thực vật.

D. MT đất, nước, không khí

Câu 2: Yếu tố ánh sáng thuộc nhóm nhân tố sinh thái nào?

A. Hữu sinh

B. Vô sinh

C. Vi sinh vật

Câu 3: Môi trường sống của sinh vật là?

A.Là nơi sinh sống của sinh vật

B. Là tất cả những gì bao quanh sinh vật.

C. Là nơi sinh sống của sinh vật,

 bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật.

Câu 4: Dãy các nhân tố nào sau đây là nhân tố hữu sinh?

A.R¾n hæ mang, ¸p suÊt kh«ng khÝ, c©y gç, gç môc.

B.C©y cá, ¸p suÊt kh«ng khÝ, hæ, c©y rªu, vi khuÈn

C.C©y cá, th¶m thùc vËt, hæ, c©y rªu, vi rót

- HS trả lời

- GV: Nhận xét, chốt đáp án.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 1: A

 

 

 

 

 

Câu 2:B

 

 

 

 

Câu 3:C

 

 

 

 

Câu 4: C

 

4. HĐ: VẬN DỤNG:

* Mục tiêu: Hình thành thái độ tích cực cho việc chăm sóc, bảo vệ môi trường ở cá nhân và lan tỏa ra mọi người xung quanh.

* Nội dung:

- Là học sinh, em đã có việc làm cụ thể gì để bảo vệ môi trường ?

* Sản phẩm: Câu trả lời của HS

* Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Là học sinh, em đã có việc làm cụ thể gì để bảo vệ môi trường ?

- HS trả lời, nhận xét, bổ sung

- GV nhận bài, đánh giá.

Hướng dẫn về nhà:

-Về nhà các em hệ thống kiến thức đã học ngày hôm nay dưới dạng sơ đồ tư duy và học bài.

-Đọc và tìm hiểu trước phần còn lại của mục 2 và mục 3.

-Tiếp tục duy trì và phát huy những việc mà em đã làm để bảo vệ môi trường.

 

HS đưa ra các câu trả lời mà mình đã làm được để bảo vệ môi trường.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHIẾU HỌC TẬP KĨ THUẬT KHĂN PHỦ BÀN

Vòng 1: HS hoạt động cá nhân hoàn thành bảng 28.2 sau dựa vào hình 28.4 trong 2 phút.

 

Nhân tố vô sinh

Nhân tố hữu sinh

Con người

Các sinh vật khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm:                                                        Thời gian: 4 phút

 

Vòng 2: Thảo luận nhóm hoàn thành bảng trên và trả lời câu hỏi 

 

Nhân tố vô sinh

Nhân tố hữu sinh

Con người

Các sinh vật khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 1: Nhân tố vô sinh là gì ?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Câu 2: Nhân tố hữu sinh là gì?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….....................