TẬP HUẤN
QUI ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
I.Tổ chuyên môn lên kế hoạch thực hiện chuyên đề trong năm học.
II. Phân công giáo viên làm chuyên đề.
III. Giáo viên lựa chọn nội dung làm chuyên đề.
IV. Giáo viên báo cáo chuyên đề về lí thuyết trong tổ -> Thành viên trong tổ chuyên môn nhận xét, ý kiến.
V. Giáo viên dạy thực nghiệm.
VI. Tổ chuyên môn chốt nội dung chuyên đề.
- Lưu ý:
- Mỗi học kì tổ chuyên môn phải thực hiện ít nhất hai chuyên đề.
- Kế hoạch thực hiện chuyên đề phải được thể hiện trong kế hoạch của tổ chuyên môn.
- Nội dung báo cáo chuyên đề và chốt nội dung chuyên đề phải được thể hiện trong sổ nghị quyết chuyên môn của tổ.
- Tiết dự giờ thực nghiệm chuyên đề được thể hiện trong sổ dự giờ cá nhân.
Ngày soạn : 2 /10/2017 Ngày dạy : 9 /11/2017
Tuần
Tiết 47- Bài 12
CẢNH KHUYA
- Hồ Chí Minh-
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- HS nêu được nét chính về tác giả Hồ Chí Minh.
- HS phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh.
- HS cảm nhận được tâm hồn chiến sĩ – nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan.
- HS hiểu được nghệ thuật tả cảnh, ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.
2. Kĩ năng:
- HS có kĩ năng đọc – hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- HS phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
3. Thái độ:
-HS có tình cảm yêu quý, cảm phục Bác.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, sử dụng CNTT, thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ, yêu thương con người, sống có trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: tham khảo tài liệu, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
( tìm hiểu trước bài học, trả lời các câu hỏi trong sgk)
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.
1. PPDH: Giảng bình, phân tích, giải quyết vấn đề, dạy học nhóm,`gợi mở - vấn đáp, thuyết trình, hợp đồng.
2. KTDH: hỏi và trả lời, thảo luận nhóm, động não, thuyết trình tích cực, sử dụng lược đồ tư duy, trình bày một phút.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Hoạt động khởi động
*GV ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ:
* Tổ chức khởi động:
- GV cho hs nghe bài hát ‘‘Bác Hồ một tình yêu bao la”.
? Em biết gì về Chủ tịch Hồ Chí Minh?
- GV sử dụng kĩ thuật động não, gọi nhiều hs trả lời
- GV giới thiệu bài.....
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
| Hoạt động của thầy và trò | Nội dung cần đạt |
HĐ1: Đọc và tìm hiểu chung - PP: thuyết trình,vấn đáp, hđ nhóm, hợp đồng - KT: Thuyết trình tích cực, hỏi và trả lời - NL: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, sử dụng công nghệ thông tin.
- GV sử dụng kĩ thuật thuyết trình tích cực và cho hs thanh lí hợp đồng. - HS thuyết trình một số nét chính về nhà thơ HCM. - HS nhận xét, bổ sung. - GV chốt, giới thiệu thêm về HCM với tư cách nhà thơ.
- HS thuyết trình về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. - GV gọi HS nhận xét, bổ sung. - GV nhấn mạnh: đó là những năm tháng khó khăn nhất của CM VN. ?Văn bản cần đọc với giọng ntn? -> chậm rãi, điềm tĩnh, bình thản, sâu lắng. - Gv yêu cầu hs chú ý chú thích sgk
-GV sử dụng kĩ thuật hỏi và trả lời cho hs tìm hiểu chung về tác phẩm: thể thơ, phương thức biểu đạt, cấu trúc.
HĐ2: Tìm hiểu chi tiết văn bản - PP: thuyết trình,vấn đáp, giảng bình, hđ nhóm. - KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não,trình bày một phút. - NL: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, thẩm mĩ. ? Bài thơ được mở ra với âm thanh và hình ảnh nào? Hãy chỉ ra lời thơ ấy ? - Gv chia nhóm thảo luận trong thời gian 5 phút 1. Tìm biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên? 2. Hai câu thơ đầu đã gợi tả một bức tranh thiên nhiên như thế nào? - Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nx, bổ sung. - GV chốt và bình giảng.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân ? Hai câu thơ gợi cho em nhớ đến lời thơ nào cũng gợi tả âm thanh của tiếng suối. ? So sánh điểm giống và khác nhau của những lời thơ trên.
? Tâm trạng của nhà thơ được gọi tả qua lời thơ nào ? ? Biện pháp NT nào được sử dụng trong câu thơ này? ? Bác chưa ngủ vì lí do gì ?
? Em hiểu gì về tâm hồn của Bác qua hai câu thơ trên? - Đại diện trình bày, hs khác nx, bổ sung - GV chốt và bình - GV sử dụng kĩ thuật động não ? Em hãy chỉ ra và phân tích vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong tác phẩm. -HS phát biểu ý kiến. -GV: Sử dụng kĩ thuật trình bày một phút và yêu cầu HS cảm nhận về cảnh thiên nhiên, về Bác. - HS trình bày.
Hoạt động 3: Tổng kết - PP: dạy học nhóm. - KT: lược đồ tư duy, thảo luận nhóm - NL: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, hợp tác - GV yêu cầu hs vẽ sơ đồ tư duy về nghệ thuật và nội dung của bài thơ -> trình bày
| I. Đọc và tìm hiểu chung.
1. Tác giả - HCM (1980-1969): lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng VN - Danh nhân văn hóa thế giới, nhà văn, thơ lớn của dân tộc.
2. Tác phẩm - Hoàn cảnh sáng tác: năm 1947 tại chiến khu Việt Bắc
- Đọc, tìm hiểu chú thích: + Đọc + Chú thích
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt - PTBĐ: Biểu cảm + miêu tả - Cấu trúc: 2 phần Phần I: 2 câu đầu (Cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc) Phần II: 2 câu cuối (Tâm trạng của nhà thơ) II. Tìm hiểu chi tiết văn bản 1. Cảnh đêm rừng Việt Bắc
- "Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
+ NT: - So sánh, tính từ -> Âm thanh trong trẻo, du dương, gần gũi . - Hình ảnh đẹp, gợi cảm: Trăng , cây cổ thụ ,hoa. - Điệp ngữ “ lồng” -> Vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, hòa hợp, quấn quýt. => Cảnh rừng khuya thật đẹp, thơ mộng, tràn ngập ánh trăng.
2. Tâm trạng của nhà thơ "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà + NT so sánh, điệp ngữ
-> Bác chưa ngủ vì : Cảnh thiên nhiên đẹp, vì lo cho đất nước. => Bác yêu thiên nhiên, yêu đất nước. Tâm hồn thi sĩ hòa hợp với cốt cách người chiến sĩ.
III. Tổng kết
1.Nghệ thuật 2. Nội dung * Ghi nhớ SGK/ 143
| |
3. Hoạt động luyện tập
- Đọc diễn cảm bài thơ Cảnh khuya.
- Cho hs nghe bài hát “ Cảnh khuya”
- GV sử dụng bài tập trắc nghiệm và yêu cầu HS làm.
4. Hoạt động vận dụng:
- Viết đoạn văn nêu hiểu biết của em về chủ tịch Hồ Chí Minh.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Tìm thêm những bài thơ, bài văn của Bác, đặc biệt các bài thơ viết về trăng và những tác phẩm viết về Bác.
Sưu tầm hình ảnh, tư liệu về Bác khi Bác ở chiên khu Việt Bắc.
- Học bài. Làm bài tập phần luyện tập SGK/ 143
- Chuẩn bị bài mới: Rằm tháng giêng
+ Đọc diễn cảm bài thơ, tập phân tích bài thơ theo câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài